• Call

    0966766582
  • Work Time

    Thứ 3 - Chủ Nhật
  • Address

    133/44/2 Đ. Số 8, Phường 11, Gò Vấp, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Văn hoá âm nhạc truyền thống Việt Nam

Ngay từ thời cổ, cư dân Việt Nam đã sáng tạo và coi âm nhạc như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Một thực tế đáng buồn hơn nữa đó là giới trẻ ngày nay cứ chạy theo các thể loại âm nhạc hiện đại du nhập từ nước ngoài mà chẳng hề quan tâm đến bản sắc dân tộc đang bị hao mòn theo năm tháng. Trong khi người nước ngoài tìm đến Việt Nam để tìm hiểu, để được chứng kiến các nghệ nhân Việt Nam chơi các nhạc cụ dân tộc thì người Việt Nam lại đang quay lưng lại với những nhạc cụ đó. Không chỉ những người ngoài ngành mà ngay những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, âm nhạc cũng không nắm rõ, thậm chí không biết về dòng nhạc dân tộc này. Một trong nhữ nơi đào tạo dòng nhạc dân tộc này đó là Nhạc Viện nhưng số lượng sinh viên theo học vẫn là một con số khiến chúng ta cần nhìn lại.   Những loại nhạc cụ truyền thống của Việt Nam không chỉ là một phần quan trọng của văn hóa âm nhạc, mà còn...

Band Nhạc cụ truyền thống Việt Nam

TOP 10 LOẠI NHẠC CỤ DÂN TỘC VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT

Nền âm nhạc phong phú và đa dạng, những nhạc cụ truyền thống đã từng bước đi vào lòng người dân và trở thành biểu tượng của sự thống nhất và đa dạng văn hóa của Việt Nam. Các nhạc cụ này không chỉ mang trong mình giá trị văn hóa mà còn là những công cụ tạo ra những giai điệu độc đáo và cuốn hút. Một vài nét về nhạc cụ dân tộc Việt Nam Nền âm nhạc Việt Nam không chỉ thể hiện sự đa dạng về âm điệu mà còn phản ánh sự đa dạng về văn hóa và dân tộc trong cả nước. Việt Nam có nhiều dân tộc khác nhau, và mỗi dân tộc đều đóng góp vào sự đa dạng của âm nhạc quốc gia. Nhạc cụ và giai điệu của mỗi dân tộc thường thể hiện nét độc đáo riêng. Nhạc dân ca thường kể về cuộc sống hàng ngày, công việc nông nghiệp, và những truyền thống văn hóa của người Việt. Đây là một phần quan trọng của di sản âm nhạc của đất nước. Có hàng trăm loại nhạc cụ truyền thống ở Việt Nam, từ đàn tranh, đàn...

Học đánh trống có khó không? Lợi ích của việc học đánh trống?

Trống là một trong những nhạc cụ cổ xưa và phong phú nhất, xuất hiện trong hầu hết các thể loại âm nhạc trên khắp thế giới. Từ những giai điệu sôi động của nhạc rock đến nhịp điệu tinh tế của jazz, trống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nhịp điệu và cảm xúc của bản nhạc. Vậy học đánh trống có không? Lợi ích của việc học đánh trống là gì? Hãy cùng Sen Việt Music đi giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé! Khó khăn khi học đánh trống cho người mới bắt đầu Phối hợp tay và chân:  Trống yêu cầu sự phối hợp giữa cả hai tay và chân, điều này có thể khó khăn đối với những người mới bắt đầu. Việc kiểm soát nhiều chi cùng một lúc để tạo ra những nhịp điệu phức tạp cần thời gian để làm quen và luyện tập. Giữ nhịp ổn định: Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người chơi trống là giữ nhịp ổn định. Nhiều người mới bắt đầu thường gặp khó khăn trong việc giữ đúng nhịp độ và đồng đều các cú...

Giới thiệu tổng quan nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Việt Nam có một nền âm nhạc phong phú, giai điệu âm nhạc mang tính đặc trưng bản sắc vùng miền. Kèm theo đó là cả một kho tàng nhạc cụ cổ truyền đa dạng: nhạc cụ bản địa, nhạc cụ được du nhập nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa để phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Trong thời đại hội nhập với thế giới, người Việt vẫn không quên giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng của mình. Việc duy trì và phổ biến phong trào học - chơi các nhạc cụ dân tộc đóng góp đáng kể vào việc giữ gìn văn hóa Việt thời đại mới - hòa nhập nhưng không hòa tan. Thế hệ Thầy Cô giáo trẻ với lòng nhiệt huyết sẵn có đang từng ngày vun vén cho những ai yêu thích và có niềm đam mê âm nhạc truyền thống nói chung và những bộ môn nhạc cụ dân tộc nói riêng. Trung tâm liên tục tuyển sinh khóa mới ở các bộ môn: đàn Tỳ bà, đàn Tranh, đàn Bầu, đàn Nhị, đàn T’rưng , đàn Tam thập lục, Sáo trúc, đàn Kìm,......

Văn hoá âm nhạc

Ngay từ thời cổ, cư dân Việt Nam đã sáng tạo và coi âm nhạc như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Một thực tế đáng buồn hơn nữa đó là giới trẻ ngày nay cứ chạy theo các thể loại âm nhạc hiện đại du nhập từ nước ngoài mà chẳng hề quan tâm đến bản sắc dân tộc đang bị hao mòn theo năm tháng. Trong khi người nước ngoài tìm đến Việt Nam để tìm hiểu, để được chứng kiến các nghệ nhân Việt Nam chơi các nhạc cụ dân tộc thì người Việt Nam lại đang quay lưng lại với những nhạc cụ đó. Không chỉ những người ngoài ngành mà ngay những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, âm nhạc cũng không nắm rõ, thậm chí không biết về dòng nhạc dân tộc này. Một trong nhữ nơi đào tạo dòng nhạc dân tộc này đó là Nhạc Viện nhưng số lượng sinh viên theo học vẫn là một con số khiến chúng ta cần nhìn lại.

Học viên Sen Việt Music biểu diễn trên sân khấu

Với kinh nghiệm lấu năm trong nghề Giảng viên Thạc sĩ Huyền Trang đã đưa ra những định hướng nghề nghiệp giảng dạy cho riêng mình với phương pháp cho các bạn học viên từ sơ cấp vẫn có thể ngồi trên sân khấu và đứng trước ống kính máy quay, cô cho biết: "Với những bạn học viên mới thường sẽ nhút nhát, e ngại vì trình độ của mình vì vậy các bạn sẽ dễ mất tự tin trước đám đông hoặc thể hiện trước người đối diện cho nên việc đứng trước sân khấu rất quan trọng với tất cả các học viên". Các học viên Sen Việt Music sẽ có những buổi giao lưu biểu diễn tại nhà văn hóa và chương trình do Sen Việt Music kết nối, mục đích làm quen sân khấu với khán giả để có thể tự tin hơn khi biểu diễn ở mọi lúc mọi nơi. https://youtu.be/KCrXgy8qtjM